MỤC LỤC
Thời hạn nộp các báo cáo thuế mới nhất 2024
1. Báo cáo thuế là gì?
Báo cáo thuế là hoạt động kê khai các hóa đơn thuế giá trị gia tăng đầu vào được phát sinh trong quá trình mua hàng hay mua dịch vụ và các hóa đơn bán hàng do chính đơn vị phát hành là thuế Giá trị gia tăng đầu ra.
Báo cáo thuế được xem là cầu nối để cơ quan quản lý thuế nắm bắt được tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
Vì vậy, việc nắm rõ và chính xác các quy định của pháp luật về báo cáo thuế như là: Các loại tờ khai thuế doanh nghiệp cần nộp, thời hạn để nộp tờ khai thuế và thời gian để nộp tiền thuế của doanh nghiệp khi có phát sinh là vấn đề rất cần thiết.
2. Các loại báo cáo thuế phải nộp
2.1 Báo cáo thuế giá trị gia tăng
Căn cứ quy định tại Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, thuế GTGT là loại thuế kê khai theo Tháng.
Trường hợp các doanh nghiệp đáp ứng đủ tiêu chí theo quy định tại Điều 9 Nghị định 126/2020/NĐ-CP thì được lựa chọn kê khai thuế theo Quý.
– Trường hợp doanh nghiệp đang hoạt động, có hoạt động phát sinh doanh thu thì được chia thành 2 loại: Doanh nghiệp có doanh thu năm trước liền kề dưới 50 tỷ và trên 50 tỷ.
Đối với doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ hoặc trực tiếp:
– Kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ khi doanh nghiệp đang hoạt động và có doanh thu dưới 1 tỷ đồng;
– Kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp khi doanh nghiệp đang hoạt động và có doanh nghiệp dưới 1 tỷ đồng.
2.2 Báo cáo thuế thu nhập cá nhân
Thuế TNCN là các khoản tiền thuế mà người có thu nhập phải trích một phần tiền lương hoặc từ các nguồn thu khác vào ngân sách nhà nước sau khi đã tính các khoản được giảm trừ. Đối tượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân gồm: cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú tại Việt Nam có thu nhập chịu thuế.
+ Đối với cá nhân cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả thu nhập
+ Đối với cá nhân không cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập
Nếu doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo quý thì doanh nghiệp cũng kê khai thuế TNCN theo quý. Nếu doanh nghiệp kê khai thuế TNCN theo tháng, thì sẽ xảy ra 2 trường hợp sau:
+ Số thuế TNCN phải nộp trong tháng lớn hơn 50 triệu đồng thì kê khai theo tháng.
+ Số thuế TNCN phải nộp phát sinh trong tháng nhỏ hơn 50 triệu đồng thì sẽ kê khai theo quý.
Căn cứ quy định tại Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, thuế thu nhập cá nhân là loại thuế kê khai theo tháng. Trường hợp các doanh nghiệp nộp thuế đáp ứng đủ tiêu chí theo quy định tại Điều 9 Nghị định 126/2020/NĐ-CP thì được lựa chọn kê khai thuế theo quý. Cụ thể như sau:
Doanh nghiệp nộp thuế thuộc diện nộp tờ khai thuế GTGT theo tháng thì nộp tờ khai thuế thu nhập cá nhân tạm tính theo tháng, doanh nghiệp nộp thuế thuộc diện nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng theo quý thì được lựa chọn khai thuế thu nhập cá nhân tạm tính theo tháng hoặc quý. Doanh nghiệp nộp thuế thuộc đối tượng không phải nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng theo quy định thì doanh nghiệp nộp thuế nộp tờ khai thuế thu nhập cá nhân theo tháng.
Trường hợp xác định khai thuế thu nhập cá nhân theo quý theo quy định tại Điều 9 Nghị định 126/2020/NĐ-CP thì gửi văn bản đề nghị quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP đề nghị thay đổi kỳ tính thuế đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất là 31/01 của năm bắt đầu khai thuế theo quý Việc kê khai thuế theo tháng hay theo quý được xác định một lần kể từ tháng hay quý đầu tiên phát sinh nghĩa vụ khai thuế và được áp dụng ổn định trong cả năm dương lịch.
Xem thêm chi tiết: Nghị định 126/2020/NĐ-CP
2.3 Thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu, được thu dựa vào kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp. Đối tượng phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm các tổ chức, doanh nghiệp có sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tạo ra thu nhập. Tổ chức, công ty, doanh nghiệp khi đăng ký thuế sẽ được cấp mã số thuế doanh nghiệp dùng để nộp thuế TNDN.
Lưu ý: Nếu số tiền thuế TNDN tạm nộp hàng quý thấp hơn số tiền thuế phải nộp theo tờ khai quyết toán năm từ 20% trở lên, thì doanh nghiệp sẽ bị phạt vì chậm nộp tiền thuế.
3. Thời hạn nộp báo cáo thuế
3.1. Thời hạn nộp lệ phí môn bài
Thời hạn nộp lệ phí môn bài trong năm 2024 được quy định chi tiết dưới đây:
– Đối với những hộ kinh doanh, doanh nghiệp, chi nhánh, địa điểm kinh doanh, văn phòng đại diện được thành lập từ năm 2024 trở về trước thì sẽ phải nộp lệ phí môn bài chậm nhất là vào ngày 30/01/2024.
– Đối với những hộ kinh doanh, doanh nghiệp và các đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp (chi nhánh, địa điểm kinh doanh, văn phòng đại diện) cùng được thành lập trong năm 2024 thì không cần phải nộp lệ phí môn bài năm 2024.
– Đối với những doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh (gồm có cả đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp) nếu như kết thúc thời gian được miễn lệ phí môn bài trong năm 2024 (tức thành lập doanh nghiệp vào khoảng thời gian từ năm 2021 trở về trước) thì thời hạn nộp lệ phí môn bài được quy định như sau:
Trong trường hợp kết thúc thời gian miễn lệ phí môn bài trong vòng 6 tháng đầu năm thì thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là vào ngày 30/07/2024. Nếu như thời gian miễn lệ phí môn bài kết thúc trong vòng 6 tháng cuối năm thì thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là vào ngày 30/01/2024.
– Hộ kinh doanh, cá nhân đã chấm dứt hoạt động sản xuất, kinh doanh sau đó thì hoạt động trở lại có thời hạn nộp lệ phí môn bài như sau:
+ Với trường hợp ra hoạt động trong vòng 6 tháng đầu năm: Thời hạn nộp lệ phí môn bài nộp chậm nhất là ngày 30/07/2024.
+ Với trường hợp ra hoạt động trong vòng 6 tháng cuối năm: Thời hạn nộp lệ phí môn bài nộp chậm nhất là ngày 30/01/2024.
Xem thêm: Dịch vụ kế toán trọn gói Vũng Tàu – Tốt nhất 2024
3.2. Thời hạn nộp tờ khai thuế GTGT, TNCN, TNDN năm 2024
4. Các câu hỏi thường gặp về báo cáo thuế
Báo cáo thuế VAT nộp qua hình thức trực tuyến được không?
Có. Báo cáo thuế giá trị gia tăng có thể nộp qua hình thức trực tuyến.
Truy cập website chính thức tại đây: thuedientu.gdt.gov.vn
Làm báo cáo VAT theo quý có những điều kiện nào?
Để làm báo cáo thuế VAT theo quý, doanh nghiệp cần thỏa mãn 2 điều kiện sau đây:
- Doanh nghiệp đang hoạt động, bao gồm cả doanh nghiệp mới thành lập
- Doanh nghiệp có doanh thu liền kề năm trước dưới 50 tỷ đồng/ năm.
Chuẩn bị và nộp báo cáo thuế đúng hạn không chỉ giúp doanh nghiệp tránh khỏi các khoản phạt từ cơ quan có thẩm quyền, mà còn giúp duy trì sự minh bạch, uy tín trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Báo cáo thuế đòi hỏi kiểm toán viên phải tập trung, tỉ mỉ để đảm bảo tính chính xác trong việc thu thập và xử lý thông tin. Hiện nay, các phần mềm quản lý thuế là một cách hiệu quả để giải quyết những số liệu phức tạp, doanh nghiệp nên tìm hiểu và cân nhắc sử dụng nhằm tiết kiệm thời gian và đảm bảo các số liệu không bị sai sót.